Dùng OTDR hay máy đo điểm đứt quang

Về mặt lý thuyết máy đo cáp quang OTDR sẽ đo đặc tính sợi ở mức chính xác tốt khi phần mềm và bộ phát xung chuẩn thạch anh đi kèm có độ chính xác nhỏ hơn 0.01%.

OTDR và máy đo điểm đứt cáp quang? Khi nào thì dùng máy đo quang, khi nào dùng máy đo điểm đứt?

Máy đo OTDR là thiết bị đo vừa đo được tính năng chiều dài sợi ( điểm lỗi, điểm đứt) lẫn suy hao của sợi quang. Còn máy đo điểm đứt sợi cáp quang chỉ đo được sự kiện điểm đứt, gãy sợi quang.

Tuy nhiên, máy đo điểm đứt tỏ ra hiệu quả khi người sử dụng chỉ cần mục đích xác định đúng điểm đứt của cáp quang, còn khi người dùng muốn biết cả thông số đứt lẫn suy hao thì chọn máy đo OTDR là lựa chọn chính xác.

Thiết bị đo độ ẩm nhập khẩu chính hãng

Thiết bị đo độ ẩm nhập khẩu chính hãng

EMIN Việt Nam nhập khẩu và phân phối chính thức Thiết bị đo độ ẩm Draminski, Lutron, Extech, Sanko, Delmhorst, Ebro, Prometer tại thị trường Việt Nam. Với đội ngũ kỹ sư tư vấn giàu kinh nghiệm, Quý Khách hàng sẽ được tư vấn lựa chọn Máy đo độ ẩm phù hợp với mức giá cạnh tranh nhất.

EMIN Việt Nam là nhà phân phối chính thức của nhiều Nhà sản xuất Thiết bị đo, Thiết bị thí nghiệm, Tự động hóa, Thiết bị công nghiệp, Dụng cụ cầm tay, … Đa dạng mẫu mã sản phẩm, giá cả sản phẩm tận gốc, bảo hành tại các VP đại diện của EMIN cùng với chính sách thanh toán linh động. Chúng tôi tin rằng Quý khách sẽ được tư vấn, phục vụ mọi nhu cầu một cách tốt nhất.

EMIN – TESTING AND MEASURING EVERYTHING

Máy đo độ ẩm ngũ cốc đa năng DRAMINSKI GMM (Đo 30 loại hạt)

Máy đo độ ẩm đất EXTECH MO750

Máy đo độ ẩm gỗ và vật liệu xây dựng Extech MO230

Máy đo độ ẩm vải Delmhors C-2000

________

CÔNG TY CỔ PHẦN EMIN VIỆT NAM
Website: emin.vn | thietbido.net | tudonghoa.com

Trụ sở tại Hà Nội:
Địa chỉ: số 8A, Hoàng Cầu mới, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (04) 353.812 .69 – Fax: (04) 35 190 360 – Email: hn@emin.vn

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: Số 218, đường Cộng Hòa, Phường 12, Q.Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại : (08) 3811 96 36 – Fax : (08) 3811 95 45 – Email: hcm@emin.vn

Xem thêm: Máy đo độ ẩm ngũ cốc, Máy đo độ ẩm đất, Máy đo độ ẩm gỗ và vật liệu xây dựng, Máy đo độ ẩm vải, Máy đo độ ẩm nhiệt độ không khí

Máy hàn Weller WXD 2020 – 2 kênh hàn và hút thiếc

Máy hàn đa năng Weller WXD 2020 tích hợp 2 kênh hàn và hút thiếc. Với màn hình cảm ứng đầu tiên trên thế giới giúp việc thiết lập và quản lý thông số kỹ thuật thật dễ dàng.  Thời gian gia nhiệt chỉ 20-35 giây và siêu tiết kiệm năng lượng. 

Máy hàn weller wxd 2020 set
Máy hàn linh kiện điện tử Weller WXD 2020 bao gồm:
  • Máy chính WXD2 với màn hình điều khiển cảm ứng
  • 2 tay hàn WXDP 120
  • 2 đầu tip (hút thiếc XDS và hàn XT B)
  • 2 gá để (tay hút thiếc WDH 70, tay hàn WĐ 10)
Thời gian gia nhiệt siêu nhanh
Các que hàn của Máy hàn thiếc sẽ nóng từ 50 °C đến 350 °C trong 35 giây. Và nếu đang hoạt động ở chế độ chờ là 20 giây. Đèn Led trên tay hàn sẽ nhấp nháy nếu quá trình nhiệt độ đang được tăng lên và hiển thị một ánh sáng ổn định khi nhiệt độ hoạt động đã đạt được
Tiết kiệm năng lượng rất lớn
Công cụ WX có một cảm biến chuyển động nội bộ. Điều này báo hiệu cho đơn vị kiểm soát năng lượng nếu công cụ
đang được sử dụng hoặc giữ ổn định nhiệt. Năng lượng chỉ được thực hiện khi cần thiết.
Tay hàn WXD 120 với phần đầu tip và hộp đựng thiếc tiện dụng
Tay cầm thân thiện
Tay cầm thiết kế mềm mại với một công tắc ngón tay tích hợp cho việc sử dụng cả hai bên tay trái và tay phải làm việc thoải mái và hiệu quả. Có phần gài dây ngay trên tay cầm giúp tránh xoắn dây.
Các đầu tip tiện dụng
Các đầu tip kéo dài trong series XDS mới của Máy hàn linh kiện điện tử WXD 2020 có chức năng hàn và hút thiếc nóng trực tiếp vào hộp đựng thiếc trên tay cầm. Khi cần thật dễ dàng để tháo lắp và làm vệ sinh thay thế các bộ phận trong tay hàn. Không mất thời gian dùng đến các vòi hút khói thiếc tách rời khác. Do đó, tiết kiệm thời gian sản xuất và giảm chi phí.

NHẬP KHẨU CHÍNH HÃNG VỚI GIÁ GỐC

PHÂN PHỐI VÀ VẬN CHUYỂN MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

Gọi ngay để đặt hàng với giá tốt hơn: (04) 35381 270 – (08) 3811 9636 

Nguyên lý hoạt động của biến tần

1. Định nghĩa biến tần

Biến tần là thiết bị được dùng để điều khiển tốc độ quay của động cơ dòng điện xoay chiều bằng cách điều khiển tần số của điện năng cung cấp cho động cơ. 

Bằng cách sử dụng Biến tần để điều chỉnh tốc độ, các động cơ này có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, mà động cơ một tốc độ sẽ không đáp ứng được. Tốc độ động cơ thường được đo bằng Số vòng trên phút hoặc RPM.  Thiết bị làm thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong động cơ và thông qua đó có thể điều khiển tốc độ động cơ một cách vô cấp, không cần dùng đến các hộp số cơ khí. Biến tần thường sử dụng các linh kiện bán dẫn để đóng ngắt tuần tự các cuộn dây của động cơ để làm sinh ra từ trường xoay làm quay rô-to (rotor).

Với những tiện ích mà bộ biến tần mang lại cho bạn nhiều hơn rất nhiều so với chi phí bạn phải trả, nên bạn đừng ngần ngại đầu tư mua biến tần cho các hệ truyền động của bạn có thể ứng dụng được biến tần. Đó là một sự đầu tư đúng đắn, một chiến lược đầu tư tổng thể và dài hạn.

EMIN Việt Nam – Nhập khẩu và Phân phối chính hãng, Giá tốt cho dự án:

Biến tần ABB,           Biến tần LS 

2. Nguyên lý hoạt động của biến tần

Nguyên lý hoạt động của biến tần

Trước tiên, Biến tần chuyển đổi điện Xoay chiều vào thành điện áp Một chiều sử dụng bộ chỉnh lưu (chuyển đổi điện Xoay chiều vào thành Một chiều). Điện đầu vào có thể là một pha hoặc ba pha, nhưng nó sẽ ở mức điện áp và tần số cố định.

Tiếp theo, điện áp Một chiều được tạo ra sẽ được trữ trong giàn tụ điện(Tụ điện là bộ phận điện thụ động được dùng để trữ năng lượng trong một trường điện.). Điện áp một chiều này ở mức rất cao.

Cuối cùng, thông qua trình tự kích hoạt thích hợp bộ biến đổi IGBT (IGBT là từ viết tắt của Tranzito Lưỡng cực có Cổng Cách điện hoạt động giống như một công tắc bật và tắt cực nhanh để tạo dạng sóng đầu ra của Biến tần.)của Biến tần sẽ tạo ra một điện áp Xoay chiều ba pha. Điện áp và tần số đầu ra biến thiên và thay đổi khi cần tăng hoặc giảm tốc độ của động cơ.

3. Phạm vi sử dụng biến tần:

Các bộ biến tần bán dẫn dùng để khởi động và điều chỉnh tốc độ động cơ điện xoay chiều 3 pha. Có nhiều kích cỡ công suất khác nhau phù hợp với từng loại công suất động cơ. 

Một số điều lưu ý khi sử dụng biến tần 

+ Tùy theo ứng dụng mà bạn lựa chọn bộ biến tần cho phù hợp, theo cách đó bạn sẽ chỉ phải trả một chi phí thấp mà lại đảm bảo độ tin cậy làm việc. 

+ Bên trong bộ biến tần là các linh kiện điện tử bán dẫn nên rất nhậy cảm với điều kiện môi trường, mà Việt Nam có khí hậu nóng ẩm nên khi lựa chọn bạn phải chắc chắn rằng bộ biến tần của mình đã được nhiệt đới hoá, phù hợp với môi trường khí hậu Việt Nam. 

+ Bạn phải đảm bảo điều kiện môi trường lắp đặt như nhiệt độ, độ ẩm, vị trí. 

Các bộ biến tần không thể làm việc ở ngoài trời, chúng cần được lắp đặt trong tủ có không gian rộng, thông gió tốt (tủ phải có quạt thông gió), vị trí đặt tủ là nơi khô ráo trong phòng có nhiệt độ nhỏ hơn 500oC, không có chất ăn mòn, khí gas, bụi bẩn. 

+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, nếu không hiểu hoặc không chắc chắn thì không tự ý mắc nối hoặc thay đổi các tham số thiết đặt. 

+ Nhờ các chuyên gia kỹ thuật của hãng cung cấp biến tần cho bạn hướng dẫn lắp đặt, cài đặt để có được chế độ vận hành tối ưu cho ứng dụng của bạn. 

+ Khi biến tần báo lỗi hãy tra cứu mã lỗi trong tài liệu và tìm hiểu nguyên nhân gây lỗi, chỉ khi nào khắc phục được lỗi mới khởi động lại. 

 + Mỗi bộ biến tần đều có một cuốn tài liệu tra cứu nhanh, bạn nên ghi chép chi tiết các thông số đã thay đổi và các lỗi mà bạn quan sát được vào cuốn tài liệu này, đây là các thông tin rất quan trọng cho các chuyên gia khi khắc phục sự cố cho bạn. 

Nguyên lý, Hướng dẫn sử dụng Máy hiện sóng

1. Giới thiệu Máy hiện sóng Oscilloscope

Máy hiện sóng Oscilloscope trông rất giống với một cái tivi nhỏ, nó có một mạng lưới được vẽ trên màn hình và có nhiều núm điều khiển hơn tivi. Mặt trước của một oscilloscope thường có các phần điều khiển được chia thành các phần Dọc, Ngang và Trigger. Có các điều khiển hiển thị và các đầu nối đầu vào.

Máy hiện sóng (Oscilloscope) vẽ ra đồ thị của một tín hiệu điện. Trong hầu hết các ứng dụng, đồ thị chỉ ra tín hiệu thay đối thế nào theo thời gian: Trục dọc (Y) biểu diễn điện áp và trục ngang (X) biểu diễn thời gian. Cường độ hay độ sáng của sự hiển thị đôi khi được gọi là trục Z. Đây là đồ thị đơn giản có thể chỉ ra cho ta nhiều điều về một tín hiệu.

Máy hiện sóng có thể coi là vũ khí lợi hại và luôn song hành cùng những chuyên gia nghiên cứu về Công nghệ và đông đảo những người làm nghề sản xuất, lắp ráp, sửa chữa các thiết bị Điên tử viễn thông, CNTT, và công nghệ cao chuyên nghiệp

2. Công dụng của Máy hiện sóng:

  • Nhận dạng tín hiệu (Xung vuông, răng cưa, hình sin, tin hiệu hình, tín hiệu tiếng…)
  • Xác định rõ các giá trị thời gian và mức điện áp và đường đi của một tín hiệu
  • Tính toán được tần số của một tín hiệu dao động
  • Nhận thấy “các phần động” của một mạch điện được biểu diễn bởi tín hiệu
  • Chỉ ra nếu một thành phần lỗi làm méo dạng tín hiệu
  • Tìm ra tín hiệu như thế nào là dòng một chiều hay dòng xoay chiều
  • Chỉ ra tín hiệu như thế nào là nhiễu và nếu có thì nhiễu thay đổi thế nào theo thời gian…

Sự hữu ích của một Máy hiện sóng không bị giới hạn chỉ trong thế giới của các thiết bị điện tử. Với một bộ chuyển đổi thích hợp, một Máy oscilloscope có thể đo đạc được tất cả các kiểu hiện tượng về vật lí, âm thanh, áp lực cơ khí, áp suất, ánh sáng hoặc nhiệt độ. Một kỹ sư ô tô có thể dùng Máy oscilloscope để đo đạc sự rung của động cơ. Một nghiên cứu sinh y khoa có thể dùng Máy oscilloscope để đo đạc các sóng não. Các khả năng là vô tận!

3. Oscilloscope số và tương tự

Thiết bị điện tử có thể được chia làm 2 loại: tương tự và số. Thiết bị tương tự làm việc với các điện áp biến đổi liên tục, trong khi thiết bị số làm việc với các số nhị phân rời rạc mà có thể biểu diễn các mẫu điện áp. Lấy ví dụ, máy quay đĩa thông thường là thiết bị tương tự, còn máy chơi đĩa compact là một thiết bị số.

Các máy oscilloscope cũng có các loại tương tự và loại số.

Máy hiện sóng tương tự là việc trực tiếp với điện áp đặt vào được đo để di chuyển dòng electron ngang qua màn hình máy oscilloscope

Trái lại, Máy hiện sóng số lấy mẫu dạng sóng và dùng một bộ chuyển đổi tương tự/số (A/D) để chuyển đổi điện áp được đo thành thông tin số. Sau đó, nó dùng thông tin số này để tái cấu trúc lại dạng sóng trên màn hình
osc5

Đối với nhiều ứng dụng, hoặc là máy oscilloscope số hoặc là máy oscilloscope tương tự sẽ được dùng. Tuy nhiên, mỗi loại máy có một số đặc tính riêng làm cho nó thích hợp hơn hoặc kém thích hợp hơn trong các tác vụ riêng.

Người ta thường thích các Máy hiện sóng tương tự hơn vì nó quan trọng để hiển thị nhanh chóng các tín hiệu đang thay đổi trong thời gian thực (hay như là chúng đang diễn ra)

Các Máy hiện sóng số cho phép bạn ghi lại và xem các sự kiện mà chúng có thể chỉ diễn ra duy nhất 1 lần. Chúng có thể xử lý dữ liệu dạng sóng số và gửi các dữ liệu đó tới máy tính để xử lý. Như vậy, chúng có thể lưu trữ dữ liệu dạng sóng số để xem và in ra sau đó.

4. Nguyên lý hoạt động của máy Oscilloscope
Nguyên lý chung:

osc_03

Sơ đồ khối tổng quát

 

Một oscilloscope cũng gồm một đèn điện tử (cathode ray tube), mặc dù kích thước và hình dạng khác nhau nhưng nguyên lí hoạt động thì giống nhau .Bên trong ống là chân không. Chùm điện tử được phát ra từ cathode được làm nóng ở phía sau ống chân không được gia tốc và làm cho hội tụ bởi một hay nhiều anodes đập vào phía trước ống làm một điểm trên màn hình phủ photpho của ống phát sáng .

Chùm điện tử được bẻ cong ,được làm lệch nhờ điện áp đặt vào các bản cực cố đình trong ống chân không. Các bản cực lái tia theo chiều ngang hay các bản cực X tạo ra chuyển động của chùm điện tử theo phương ngang .

Như bạn nhìn thấy ở sơ đồ , chúng được liên kết với một khối hệ thống gọi là “chu kì cơ sơ”.Cái này tạo ra một sóng dạng răng cưa nhìn thấy được trên màn hình oscillocope. Trong khi tăng pha của xung răng cưa, điểm sáng được điều khiển ở cùng tốc độ từ trái tới phải ra phía trước của màn hình trong suốt quá trình giảm pha, chùm điện tử quay lại nhanh chóng từ trái qua phải và điểm trên màn hình được để trắng để không hiển thị lên màn hình . Theo cách này , “chu kì cơ sơ “ tạo ra trục X của đồ thị tín hiệu trên màn hình của oscilloscope .

Độ dốc của sự sai pha thay đổi theo tần số của xung răng cưa và được điều chỉnh sử dụng núm điều khiển TIME/DIV để thay đổi thang đo của trục X.
Việc màn hình chia thành các ô vuông cho phép thang đo trục ngang có thể được biểu diễn theo giây, mili giây hay micro giây trên môt phép chia (đơn vị chia).

Tín hiệu được hiển thị được kết nối với đầu vào. Chuyển mach DC/AC thường được giữ ở vị trí DC để có sự kêt nối trực tiếp với bộ khuêch đại Y.

Ở vị trí AC chuyển mạch mở một tụ điện được đặt ỏ đường dẫn tín hiệu ngăn cản tín hiệu một chiều qua nó nhưng lại cho phép tín hiệu xoay chiều đi qua.

Bộ khuêch đại Y được nối vào các bản cực Y để mà tạo ra trục Y trên đồ thị của tín hiệu hiển thị trên màn hình của oscilloscope . Bộ khuyếch đại Y có thể được điều chỉnh thông qua núm điều chỉnh VOLTS/DIV để kết quả hiển thị hoặc quá bé hoặc quá lớn làm cho phù hợp với màn hình và có thể được nhìn thấy rõ ràng. Thang đo thường sử dụng là V/DIV hay là mV/DIV.

Mạch kích được sử dụng để làm trễ tín hiệu “chu kỳ cơ sở” để đồng bộ phần của tín hiệu ra hiển thị trên màn hình mỗi lần vết chuyển động qua. Hiệu ứng này cho ta hình ảnh ổn định trên màn hình làm cho nó dễ dàng được đo và giải thích tín hiệu .

Thay đổi thang đo của X và Y cho phép nhiều tín hiệu được hiển thị , đôi khi nó cũng hữu ích để thay đổi vị trí các trục .Sự thay đổi này sử dụng núm điều chỉnh X-POS và Y-POS

Để hiểu hơn về các điều khiển của máy oscilloscope, bạn cần phải biết thêm một chút về việc làm thế nào các máy oscilloscope hiển thị một tín hiệu. Các máy oscilloscope tương tự làm việc có phần khác hơn các máy oscilloscope số. Tuy nhiên, một vài phần hệ thống bên trong của chúng là tương đồng. Khái niệm về các máy oscilloscope tương tự có phần đơn giản hơn và được mô tả trước, sau đó đến các máy oscilloscope số.

4.1 Oscilloscope tương tự

Khi các bạn nối đầu đo (dò) của máy oscilloscope vào mạch điện, tín hiệu điện áp đi qua đầu đo (dò) tới hệ thống dọc của máy oscilloscope
OSC4.1

Tùy thuộc vào các bạn thiết đặt chia thang đo dọc (điều khiển volts/div) như thế nào thì bộ suy hao làm giảm điện áp tín hiệu hoặc là bộ khuếch đại làm tăng điện áp tín hiệu

Điện áp đặt vào các bản lái tia làm cho một điểm sáng di chuyển. (môt dòng electron đập vào lớp phosphor bên trong  CRT tạo ra điểm sáng). Điện áp dương làm cho điểm sáng đi lên trong khi điện áp âm làm cho điểm sáng đi xuống.

Tín hiệu cũng đồng thời đi tới hệ thống trigger để khởi động hay kích một “quét ngang”. Quét ngang là một thuật ngữ chỉ việc hệ thống ngang làm cho điểm sáng di chuyển ngang trên màn hình. Việc kích hệ thống ngang gây ra thời gian cơ bản để di chuyển điếm sang ngang trên màn hình từ trái sang phải trong một khoảng thời gian xác định. Nhiều lần quét thành các dãy nhanh làm cho chuyển động của điểm sáng được hợp thành một đường liền nét. Ở các tốc độ cao hơn, điểm sáng có thể quét ngang màn hình lên tới 500,000 lần mỗi giây

Cùng với nhau, việc quét ngang và việc lái dọc vạch ra một đồ thị tín hiệu trên mành hình. Bộ kích khởi là cần thiết để ổn định hóa tín hiệu tuần hoàn. Nó đảm bảo rằng lần quét bắt đầu ở cùng một điểm với tín hiệu tuần hoàn, dẫn tới một hình ảnh rõ ràng được chỉ ra trên hình sau:

 

 

osc7
Kết luận: để dùng một Máy hiện sóng tương tự, bạn cần điều chỉnh ba thiết lập cơ bản để thích ứng với tín hiệu đưa vào:

  • Việc làm suy giảm hoặc khuếch đại tín hiệu. Dùng điều khiển volts/div để điều chỉnh biên độ của tín hiệu trước khi nó được đặt vào các bản lái tia chiều dọc.
  • Thời gian cơ bản.
    Dùng điều khiển sec/div để thiết đặt độ lớn của thời gian trên mỗi khoảng chia được biển diễn ngang qua màn hình
  •  Kích khởi máy oscilloscope. Sử dụng mức kích để ổn định hóa tín hiệu tuần hoàn cũng như việc kích các sự kiện đơn

Cũng vậy, việc điều chỉnh các điều khiển tiêu cự (Focus) và cường độ cho phép bạn tao ra hình ảnh sắc nét và dễ nhìn (không bị chói hoặc nhòe).

4.2 Oscilloscope số

Một vài hệ thống mà được cấu thành từ các máy oscilloscope số thì cũng tương tự như bằng các máy oscilloscope tương tự; tuy nhiên, các máy oscilloscope số bao gồm thêm hệ thống xử lý số liệu (Xem hình 8).

Với hệ thống thêm vào, máy oscilloscope số thu thập số liệu cho toàn bộ dạng sóng và sau đó hiển thị chúng Khi các bạn nối đầu đo (dò) của máy oscilloscope số vào mạch điện; hệ thống dọc sẽ điều chỉnh biên độ của tín hiệu như trong máy oscilloscope tương tự.

Tiếp tới, bộ chuyển đổi tương tự/số trong hệ thống thu thập lấy mẫu tín hiệu ở các thời điểm rời rạc và chuyển đổi điện áp tín hiệu ở các điểm này thành giá trị số, gọi là các điểm lấy mẫu. Xung lấy mẫu của hệ thống ngang quy định bộ ADC lấy mẫu bao nhiên lần. Tốc độ mà ở đó xung “ticks” được gọi là tốc độ lấy mẫu và đươc đo bằng số mẫu trên giây.

Các điểm mẫu từ ADC được lưu trữ trong bộ nhớ như là các điểm dạng sóng. Có nhiều hơn một điểm mẫu có thể cấu thành nên một điểm dạng sóng.

Cùng với nhau, các điểm dạng sóng cấu thành nên một bản ghi dạng sóng. Số điểm sóng được dùng để tạo nên một bản ghi dạng sóng được gọi là độ dài bản ghi. Hệ thống kích khởi quy định điểm bắt đầu và điểm kết thúc bản ghi. Màn hình nhận các điểm bản ghi này sau khi chúng được lưu trữ trong bộ nhớ.

Tùy thuộc vào khả năng của máy oscilloscope của các bạn, việc xử lý thêm các điểm mẫu có thể được tiến hành để làm nâng cao chất lượng hiển thị. Bộ tiền kích khởi có thể hữu ích cho phép các bạn xem các sự kiện trước điểm kích.

 

 

osc_6

Về cơ bản, với một máy máy oscilloscope số cũng như với máy máy oscilloscope tương tự, bạn cần điều chỉnh các thiết lập dọc, ngang và kích khởi để có thể đo đạc được.

Chọn mua Máy hiện sóng số tại đây

Các máy đo độ rung thông dụng

EMIN Việt Nam nhập khẩu và phân phối trực tiếp Máy đo độ rung PCE, CEM, KIMO, EXTECH, EBRO… tại thị trường Việt Nam. Với đội ngũ tư vấn kỹ thuật giàu kinh nghiệm, Quý Khách hàng sẽ được tư vấn lựa chọn Máy đo độ rung phù hợp với mức giá cạnh tranh nhất. Máy đo độ rung được EMIN Vietnam bảo hành tại các VP đại điện ở Hà Nội và TP HCM.

EMIN Vietnam là nhà phân phối chính thức của nhiều Nhà sản xuất Thiết bị đo, Thiết bị thí nghiệm, Tự động hóa, Thiết bị công nghiệp, Dụng cụ cầm tay, … Đa dạng mẫu mã sản phẩm, giá cả sản phẩm tận gốc, bảo hành tại các VP đại diện của EMIN Vietnam cùng với chính sách thanh toán linh động. Chúng tôi tin rằng Quý khách sẽ được tư vấn, phục vụ mọi nhu cầu một cách tốt nhất.

EMIN – TESTING AND MEASURING EVERYTHING

Máy đo độ rung 4 kênh Extech VB500 (có dataloger)
Giá: 83.828.500 VND
Máy đo độ rung + Tốc độ Lazer Extech 461880
Giá: 21.478.500 VND
Máy đo độ rung Extech SDL800 (có bộ ghi dữ liệu)
Giá: 21.478.500 VND
Máy đo độ rung, gia tốc, tốc độ vòng quay PCE-VT 204
Giá: 26.796.000 VND
Máy đo độ rung Extech 407860
Giá: 18.468.500 VND
Máy đo độ rung, gia tốc, tốc độ PCE-VT 2600 (1999mm)
Giá: 25.160.000 VND

Xem thêm các Máy đo độ rung khác tại: http://thietbido.net/Thiet-bi-do-chuyen-dung/May-do-do-rung—Gia-toc-92-266-pro1.html
Giao hàng miễn phí trong khu vực nội thành Hà Nội và TP HCM.
Giảm giá khi mua từ 2 sp trở lên.
Freeship với đơn hàng có giá trị lớn.

__________________

CÔNG TY CỔ PHẦN EMIN VIỆT NAM
Website: http://emin.vn/ | http://thietbido.net | http://sieuthithietbi.com.vn/
http://www.youtube.com/user/eminvn | http://www.facebook/sieuthithietbi

Văn phòng tại Hà Nội:
Địa chỉ: Số 59, ngách 1, ngõ 178, phố Thái Hà, Q.Đống Đa, Hà Nội
điện thoại: (04) 353.812 .69 / (04) 353.812. 70 / (04) 353.812.71 / (04) 353.812.72 – (04). 35 370 722 – (04).85 877 015
Fax: (04) 35 190 360 Email: admin@emin.vn

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ : Lầu 4, Tòa nhà Blue Berry, số 9-11 đường D52 P.12, Q.Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
điện thoại : (08) 3811 96 36 – (08) 3811 93 59
Fax : (08) 3811 95 45 ; Email: hcm@emin.vn

Tags: Máy đo độ rungThiết bị đo độ rung